Tổng hợp các câu hỏi quan trọng về xăm môi và cách chăm sóc

Sau khi xăm môi, nhiều người gặp khó khăn trong việc tìm hiểu về chế độ kiêng, chăm sóc da để màu môi lên đúng, chuẩn, không bị thâm, xỉn màu. Vì vậy, để hỗ trợ các chị em tìm hiểu kỹ hơn về cách chăm sóc và phòng tránh các nguy cơ gây hại cho môi. Dưới đây là tổng hợp những câu hỏi nhiều người quan tâm nhất và quan trọng nhất.

Xăm môi bị mụn nước điều trị như thế nào?

Vấn đề thường gặp sau khi xăm môi đó chính là nổi các hạt mụn nước đau, nhức khi chạm vào, để lâu dài có thể bị vỡ, lở loét và lan rộng ra gây mất thẩm mỹ, ảnh hưởng đến màu môi. Chính vì vậy rất nhiều người cảm thấy e ngại và bối rối khi gặp trường hợp này.

Nguyên nhân bị mụn nước

Trong cơ thể con người luôn có vi khuẩn Herpes tồn tại dưới da, bất cứ khi nào vùng da quang môi bị tác động tổn thương, loài vi khuẩn này sẽ hoạt động và tạo thành các mụn nước như thường thấy. Cụ thể hơn, khi trên da xuất hiện vết thương hở, không được đảm bảo vệ sinh sạch sẽ, kháng khuẩn sẽ là môi trường tốt dẫn đến vi khuẩn Herpes xuất hiện và phát triển. Điều này sẽ gây ra rất nhiều bất tiện trong sinh hoạt hàng ngày của chúng ta. Tuy là vi khuẩn nhưng nó không gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe, gây nguy hiểm cho da và dễ dàng điều trị. Vậy nó có nguy hiểm đến môi săm xăm không??

xăm môi bị nổi mụn nước

Môi bị nổi mụn nước, khô da, bong tróc, mất thẩm mỹ

Câu trả lời là KHÔNG. Dù vậy, các mụn nước này sẽ ảnh hưởng đến quá trình bong vảy và tái tạo da môi, khiến thời gian tái tạo lâu hơn, gây khó khăn khi ăn uống và mất thẩm mỹ khi giao tiếp

Cách điều trị

Để điều trị nhanh chóng mụn nước trong trường hợp này, bạn nên sử dụng thuốc kháng sinh kết hợp bôi acyclovir trong 3-5 ngày liên tục. Và hạn chế để vùng da tiếp xúc với nước, phòng tránh vi khuẩn khác hình thành bệnh da liễu mới. Nếu bị nặng hơn, bạn nên đến trung tâm điều trị, gặp bác sĩ để được hướng dẫn chính xác nhất

Tham khảo thêm: Những lưu ý đặc biệt cần biết trước và sau khi xăm môi

Xăm môi sưng mấy ngày là hết?

Môi sau khi xăm dễ bị sưng đau, đặc biệt là sau khi hết thuốc tê, cảm giác đau rát sẽ bắt đầu xuất hiện. Công nghệ phun xăm hiện nay đã phát triển mạnh mẽ, hạn chế mức độ sưng đỏ sau xăm tối đa, nhưng vẫn còn nhiều cơ sở làm đẹp sử dụng các phương pháp cũ, tình trạng sưng đỏ vẫn còn. Vậy môi sưng mấy ngày là hết, nếu sưng lâu hơn thì sẽ xử lý như thế nào?

Nguyên nhân của sưng môi

  • Cơ địa của từng người: Thông thường 2-3 ngày sẽ hết sưng môi, nhưng nếu cơ địa không lành da nhanh có thể kéo dài lên đến 5-7 ngày mới giảm sưng
  • Công nghệ phun xăm: Đầu kim xăm càng nho, mức độ sưng càng thấp, đồng thời với các công nghệ hiện đại sẽ giảm mức độ xâm lấn và tăng khả năng hấp thụ màu mực cho da
  • Tay nghề của kỹ thuật viên: Kỹ thuật xăm cũng ảnh hưởng đến màu, mức độ sưng của môi. Với người tay nghề không chắc chắn có thể khiến bị môi sưng nặng nề do mức độ xâm lấn không đều.
  • Cách chăm sóc môi: Trong quá trình chăm sóc có thể khiến môi bị viêm sưng nặng hơn do sử dụng các chất có thể gây kích ứng

sưng lâu ngày

Công nghệ hiện đại sẽ hạn chế tối đa xâm lấn giúp đôi môi ít sưng sau phun xăm

Cách điều trị sưng môi  

  • Bạn nên đi tái khám tại cơ sở thực hiện phun môi cho bạn để tìm ra nguyên nhân và có cách trị sưng môi hợp lý từ các bác sĩ và chuyên gian
  • Uống nhiều nước, dưỡng ẩm và làm mềm môi giúp giảm viêm sưng, tăng độ đàn hồi da và giúp da phục hồi nhanh chóng.
  • Bổ sung nhiều thực phẩm chứa Vitamin C tăng sức đề kháng cơ thể, thúc đẩy thời gian tái tạo vết thương lành nhanh hơn, chống các loại vi khuẩn xâm nhập, gây hại cho môi
  • Chườm đá lạnh quanh môi, giảm sưng, phù nề sau khi xăm môi, nhưng không nên quá lạm dụng sẽ ảnh hưởng mức độ lên màu của môi
  • Lựa chọn cơ sở làm đẹp uy tín để thực hiện phun xăm

Tham khảo thêm: 12 Cách trị thâm môi ngay tại nhà

Phun môi không lên màu

Nhiều trường hợp sau khi phun môi, 1-2 tháng sau không thấy màu môi thay đổi, hoặc thay đổi ít, lên màu không đều (chỗ đậm, chỗ nhạt), không cải thiện được độ thâm,…

Nguyên nhân dẫn đến điều này là do

  • Màu mực kém chất lượng: Mực bị pha trộn, không được kiểm nghiệm chất lượng, không có nguồn gốc rõ ràng có thể khiến kết quả sau xăm không như ý, lên màu chuẩn và bóng
  • Kỹ thuật tay nghề: Kỹ thuật xăm không đều tay, đi kim nông sâu trên môi sẽ khiến màu lên chỗ đậm, nhạt khác nhau
  • Cơ địa của môi: Một số cơ địa môi thâm bẩm sinh, môi thâm đen sẽ khó lên màu hơn. Hay da dầu, da không ăn mực sẽ khiến màu môi không thay đổi

xăm môi không lên màu

Môi lên màu đậm nhạt không đều, màu loang lổ không bắt mắt

Cách điều trị

  • Đối với môi thâm bẩm sinh, khó lên màu, bạn có thể lựa chọn khử thâm trước, sau đó xăm môi, như vậy kết quả sẽ hiệu quả hơn
  • Đối với môi không lên màu thường, hay đến trực tiếp cơ sở làm đẹp để yếu cầu kiểm tra và sửa lại màu môi như ý muốn. Còn việc chăm sóc kích màu tại nhà chỉ có thể hỗ trợ khả năng lên màu nhưng tỷ lệ rất thấp bằng cách uống nước ép dừa, dứa, cam, cà rốt,…
  • Sử dụng các loại dưỡng môi, dưỡng kích màu gia tăng sắc tố vùng da, thúc đẩy khả năng lên màu mực đúng nhất. Với dưỡng kích màu RCS Ampoule từ Tế bào gốc hỗ trợ tối đa quá trình tái tạo da, phục hồi tổn thương, kích thích màu lên chuẩn và tươi sáng.

Dấu hiệu môi bị xăm hỏng, nhiễm trùng

Những dấu hiệu của môi bị xăm hỏng là:

  • Phun môi bị nổi mụn nước
  • Phun môi bị nhiễm trùng, rộp, mưng mủ
  • Phun môi không lên màu, không có màu
  • Môi không thâm trở thành thâm
  • Môi không đều màu chỗ có chỗ không, loang lổ

dấu hiệu môi bị hỏng sau xăm

Môi có dấu hiệu xăm hỏng sẽ dễ dàng nhận thấy được thông qua các hiện tượng trên môi

Cách khắc phục khi môi có dấu hiệu hỏng:

  • Không sờ tay lên môi, tránh vi khuẩn ở tay xâm nhập vào môi và khiến môi nhiễm trùng nghiêm trọng hơn.
  • Không tự ý vệ sinh hoặc dùng các loại thuốc bôi bên ngoài khi chưa có chỉ định của bác sĩ.
  • Đeo khẩu trang y tế mỗi khi ra ngoài để tránh bụi bẩn bám vào môi.

Thực phẩm kiêng ăn sau xăm môi

Sau khi xăm môi nên kiêng ăn hải sản ( mực, tôm, cua, 1 số loài cá,… tanh gây ngứa, da khó lành, viêm nhiễm sưng tấy và dễ hình thành sẹo.

  • Đồ nếp: Gạo nếp, bột nếp,.. không phù hợp cho người có vết thương hở, tổn thương do vết kim xăm bởi nó gây mủ và sưng tấy vết thương
  • Trứng: Gây loang màu, giảm sắc tươi màu môi, hoặc thậm chí có thể biến đổi màu môi nếu ăn nhiều sau khi phun xăm
  • Thịt bò, thịt gà: Có thể gây sẹo, làm chậm quá trình liền sẹo, thịt bò có thể khiến môi bị thâm hơn, dễ bị viêm nhiễm và để lại sẹo
  • Rau muống: Gây vết thương lồi, sẹo lồi cho vùng da xăm
  • Đồ ăn cay nóng: Làm tổn thương vùng da, gay đau rát, lâu lành, dễ khiến da bị viêm nhiễm, sưng tấy lên và hình thành sẹo gây mất thẩm mỹ
  • Nước tương, xì dầu, các thực phẩm có màu tối, bám lâu: Những thực phẩm có màu tối dễ gây ra tình trạng môi thâm, ảnh hưởng kết quả lên màu môi của bạn. Vậy nên hạn chế những món ăn, nguyên liệu có màu sắc tối, tăng cường vitamin, rau củ quả, cà rốt, dứa,… để màu môi lên đúng màu và tươi tắn hơn nhé.

thức ăn cần kiêng

Đối với các vết thương hở, nên tránh ăn những loại thực phẩm sau

Trên đây là những câu hỏi được quan tâm nhiều và quan trọng khi chăm sóc môi sau xăm tại nhà. Nếu bạn có câu hỏi, thắc mắc nào chưa được giải đáp, hãy bình luận dưới bài viết này để được tư vấn cụ thể nhé

>> Xăm môi nên ăn gì để màu lên đẹp nhất?

Giám đốc sáng lập Thương hiệu Dược mỹ phẩm Dr Pluscell - Chuyên gia tư vấn hàng đầu cho Spa - TMV, giải đáp giúp bạn các vấn đề trong điều trị da liễu bằng các sản phẩm Dược mỹ phẩm trên thị trường hiện nay.
Nguyễn Quang Thắng

One thought on “Tổng hợp các câu hỏi quan trọng về xăm môi và cách chăm sóc

  1. Phương says:

    Cho e hỏi, trường hợp do di kim quá sâu nên để lại sẹo trên môi cần khắc phục thế nào? E muốn phẫu thuật cắt bỏ có đc ko ạ

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.