Những điều bạn nên biết trước khi sử dụng Kem chống nắng

Để có một làn da mịn màng màng như ý thì sản phẩm kem chống nắng không thể thiếu trong tủ đồ làm đẹp của mọi chị em. Tuy nhiên không phải ai cũng biết hết công dụng cũng như những nguy hại khôn lường mà nó mang lại khi sử dụng sai cách. Chính vì vậy, bài viết dưới đây sẽ cung cấp một số thông tin để chị em hiểu rõ hơn về cách sử dụng sản phẩm kem chống nắng thần thánh này.

Kem chống nắng là gì?

Kem chống nắng là loại kem (đôi khi là dạng xịt, nước hoa,…) chống sự hấp thụ và phản xạ tia tử ngoại Mặt trời, tránh làm da bị đen hoặc ung thư da. Kem chống nắng thường dùng bảo vệ cho người có làn da sáng bởi vì da sáng dễ bị ánh nắng Mặt Trời gây hại hơn da tối màu. Một số loại bột làm da tối hơn hoặc nâu, tuy nhiên các loại bột này không giúp bảo vệ các tia tử ngoại Mặt Trời.

kem chống nắng là gì

Bảo vệ làn da dưới sự tác động của ánh nắng mặt trời

Vì sao phải sử dụng Kem chống nắng?

Ngoài những lợi ích từ việc tổng hợp vitamin D qua da làm chắc xương, giúp tiêu diệt mầm bệnh trên da, chống ung thư da và tăng hệ miễn dịch thì ánh nắng cũng được xem như ôn thần gây ra những tác hại đối với cơ thể, đặc biệt là làn da.

Tác hại của ánh nắng mặt trời chủ yếu đến từ tia UV. “B” là từ viết tắt “Burning” có nghĩa là bỏng rát. “A” là từ viết tắt cho “Allergies” có nghĩa là dị ứng hoặc “Aging” lão hóa. Những loại tia này hoàn toàn không gây đau đớn khi xâm nhập vào da mà âm thầm thúc đẩy quá trình lão hóa, gây nên tình trạng kích ứng với ánh nắng và rối loạn sắc tố da gây nên những tình trạng sạm, nám, khô da, nếp nhăn,…

Tác hại của tia UV đến với làn da

Tác hại của tia cực tím đến với làn da

Những tia UV này có thể xuyên qua những chất liệu may mặc thông thường nên việc mặc các loại áo chống nắng, mũ nón chỉ làm giảm tác động của ánh nắng đến với làn da.

Bên cạnh đó quan niệm chỉ sử dụng các phương pháp chống nắng trong những ngày hè nắng nóng, còn những ngày mát mẻ hay mùa đông thì không cần thiết.  Trên thực tế các tia cực tím vẫn có thể ảnh hưởng đến làn da ngay cả trong những ngày mùa đông hay khi đã được đội mũ nón đầy đủ.

Chính vì thế mà việc sử dụng Kem chống nắng gần như là phương pháp tối ưu để bảo vệ làn da khỏi những tia cực tím dành cho chị em.

Kem chống nắng có những loại nào?

Trên thị trường mỹ phẩm hiện nay có 2 loại kem đặc trưng là Kem chống nắng vật lý và hóa học. Hai loại kem này đều có lợi ích bảo vệ tác hại của làn da đối với tia UVA và UVB nhưng lại có thành phần, kết cấu và cơ chế hoạt động khác nhau.

Kem chống nắng vật lý (Sun Block)

Kem chống nắng vật lý là loại kem có đặc tính thành phần chủ yếu là kim loại: bao gồm titanium oxide, oxit sắt, oxit kẽm kết hợp với một số thành phần khác giúp bảo vệ và ngăn chặn tác hại của tia UV đối với làn da bằng bí quyết phản xạ và khuếch tán.

Ưu điểm:

  • Giảm nguy cơ ung thư da do tác động trực tiếp từ tia cực tím. Ngăn ngừa tình trạng nám, sạm, đen da.  
  • Bảo vệ làn da không bị lão hóa
  • Thích ứng và rất an toàn cho da nhờn mụn.

Nhược điểm:

  • Có thể tạo một lớp màng film trên da gây bí da, dễ gây bóng nhờn khiến mồ hôi tăng lên khi hoạt động nhiều. Do đó dễ bị trôi đi và phải bôi lại thường xuyên.
  • Chất đặc hơn nên phải thoa lâu để thấm
  • Nếu không thoa đúng toàn bộ bề mặt trên da, tia UV có thể len lỏi vào giữa các phân tử chống nắng và xâm nhập da.

kem chống nắng vật lý vs hóa học

 

Sự khác biệt của Kem chống nắng vật lý và hóa học

Kem chống nắng hóa học (Sunscreen)

Kem chống nắng hóa học là loại kem hữu cơ với thành phần chính như: avobenzone, oxybenzone, sulisobenzone,…Kem chống nắng hoạt động như một màng lọc hoá học: Hấp thụ, thẩm thấu tia UV và chuyển hoá chúng thành bước sóng năng lượng thấp hơn, an toàn hơn, không gây tổn hại đến da như tia hồng ngoại. Bảo vệ làn da bằng cách hấp thụ và xử lý tia UV, chuyển hóa thành thành phần có lợi cho da.

Ưu điểm:

  • Kết cấu mỏng nhẹ, thẩm thấu nhanh và không gây nhờn rít.
  • Không nâng tông da nhiều, vì thế nhìn sẽ tự nhiên hơn.
  • Chỉ số chống nắng thường cao hơn kem chống nắng vật lý nên dễ dàng sử dụng và đáp ứng nhu cầu người dùng

Nhược điểm:

  • Độ SPF càng cao (50 trở lên) sẽ càng dễ bị kích ứng đối với da nhạy cảm.
  • Phải chờ 15-20 phút để kem ngấm và thẩm thấu các dưỡng chất và khởi động cơ chế bảo vệ làn da trước khi ra nắng.
  • Phải dặm lại kem thường xuyên vì nó không bền dưới tác động của ánh nắng mặt trời.
  • Dễ bị kích ứng và ngứa (đặc biệt là với làn da khô ráp, thiếu ẩm) do nhiều thành phần kết hợp để đạt được sự bảo vệ UVA và UVB phổ rộng.
  • Dễ có khả năng bị mẩn đỏ với làn da bị Rosacea (đỏ ở vùng mũi, cằm, má, trán).
  • Dễ gây ra sự gia tăng các đốm màu nâu có sẵn và đổi màu do nhiệt độ da ở bên trong cao hơn (Kem chống nắng hóa học hoạt động bằng cách thay đổi tia UV thành nhiệt, sau đó giải phóng nhiệt từ da).

>> XEM THÊM: Top kem chống nắng tốt nhất 2021 Bảo vệ da 100% khỏi tia UV

Các chỉ số SPF và PA nói lên điều gì?

SPF (Sun Protection Factor) – chỉ số đo lường khả năng chống cháy nắng do tia UVB

  • SPF là tên viết tắt của cụm từ (Sun Protection Factor)
  • SPF là chỉ số biểu thị khoảng thời gian chống lại các tia UVB (tia UVB là gì các bạn xem ở phía dưới bài viết nhé)
  • 1 SPF ≈ 10 PHÚT

Theo định mức quốc tế thì trung bình 1 SPF có khả năng bảo vệ da dưới tác hại của các tia UVB trong khoảng 10 phút

Ví dụ: Kem chống nắng có chỉ số SPF 50 ⇔ chống nắng được trong khoảng 50×10 = 500 phút (khoảng hơn 8h).

cách chọn kem chống nắng

Chỉ số SPF và PA

PA (Protection Grade of UVA) – chỉ số đo lường khả năng chống tia UVA của sản phẩm

  • PA là tên viết tắt của Protection Grade
  • Là chỉ số biểu thị khả năng chống lại các tia UVA (tia cực tím) đến da
  • Chỉ số PA được chia thành nhiều mức độ

PA+ : Có khả năng chống lại tia UVA

PA++ : Khả năng chống lại tia UVA tương đối tốt.

PA+++ : Khả năng chống lại tia UVA tốt

PA++++ : Khả năng chống lại tia UVA cực tốt

Cách chọn kem chống nắng cho từng loại da

cách chọn kem

Cách lựa chọn kem chống nắng cho từng loại da

Kem chống nắng cho da nhạy cảm

Nếu sở hữu làn da nhạy cảm thì không nên sử dụng loại kem chống nắng hóa học. Thông thường các loại kem chống nắng vật lí hiếm khi chứa các thành phần gây kích ứng da và đó là sự lựa chọn thích hợp dành cho da nhạy cảm.

Kem chống nắng cho da khô

Đối với những làn da khô thì việc sử dụng kem chống nắng có chất dưỡng ẩm cho da là điều cần thiết. Tuy nhiên, da khô dễ bị lão hóa và nhăn nheo khi gặp ánh nắng nên cho dù có sử dụng kem có chất dưỡng ẩm thì vẫn cần phải bôi kem dưỡng ẩm trước khi sử dụng

Kem chống nắng cho da  dầu

Da dầu mà phải chịu đựng lớp kem chống nắng trên mặt thì thật sự nhớp nháp và khó chịu, chưa kể lớp kem vốn trắng hơn da.

Nên chọn loại kem có chứa từ “No Sebum” (không gây nhờn”, hay “Oil fell” ( không dầu) được in trên bao bì sản phẩm, hoặc loại kem dạng gel hoặc dạng xịt để không gây bí da. Nêu không có vấn đề về mụn hoặc da quá nhạy cảm thì việc sử dụng kem chống nắng hóa học với lớp kem mỏng nhẹ là sự lựa chọn hoàn hảo.

Những lưu ý khi sử dụng Kem chống nắng

Bôi kem đủ liều

Khi đi mua kem chống nắng, chị em thường cho rằng chỉ số SPF càng cao thì hiệu quả chống nắng càng tốt. Tuy nhiên đó là một quan niệm sai lầm, vì chỉ số chống nắng: SPF, PS, PDD chỉ phát huy tác dụng khi liều lượng bôi kem vừa đủ.

2 miligram kem tương đương với 1cm2 da. Đó là liều lượng tiêu chuẩn mà các chuyên gia da liễu đã khuyên dùng. Với tiêu chuẩn này thì để bôi kem chống nắng cho toàn khuôn mặt, phải cần từ 1 – 2 gram. Đối với cơ thể thì liều lượng bôi chuẩn nhất là trong khoảng 25-30 gram.

kem chống nắng hàn quốc

Bôi kem chống nắng đủ liều

Nếu bạn không thể ước lượng số gram kem chống nắng khi dùng thì có thể dung muỗng cà phê và ly rượu. Với 1 – 2 gram cho da mặt sẽ tương đương với 1/3 – 1/4 muỗng cà phê kem/sữa cho mặt. Với 25-30 gram sẽ tương đương với một chén rượu vodka.

Cách khác để đong liều lượng bôi kem chống nắng chuẩn là bóp kem trải đều khắp 3 đốt tay của ngón tay trỏ.

Liều lượng bôi chuẩn nhất của dạng xịt là xịt qua xịt lại thành 4 lớp kem trải đều lên da.

Sau khoảng 2-3 tiếng, nếu bạn vẫn còn hoạt động ngoài môi trường có chứa tia UV, hãy bôi kem lặp lại. Nếu làm việc trong văn phòng, nhà thì chỉ cần bôi  đúng liều lượng trên cho 1 lần/ngày là đủ.

Bôi kem chống nắng thường xuyên:

bôi kem chống nắng

Bôi lại kem chống nắng thường xuyên

Theo lý thuyết, 1 SPF bảo vệ da khỏi tia cực tím trong vòng 10 phút. Sử dụng kem có SPF 15 sẽ bảo vệ da trong vòng 150 phút (2, 5 giờ đồng hồ), SPF 50 là 500 phút. Tuy nhiên thời gian bảo vệ còn phụ thuộc vào từng loại da, cường độ ánh sáng mặt trời, lượng kem sử dụng. Chính vì thế cứ 2, 3 tiếng nên bôi kem chống nắng 1 lần để có tác dụng bảo vệ tốt nhất.

Kỹ thuật bôi kem chống nắng

Nhiều người vẫn bôi kem theo hình vòng tròn như bôi kem dưỡng da. Hoặc dùng tay mài kem thật mạnh lên mặt. Nhưng các chuyên gia da liễu không khuyên dùng các cách bôi như thế.

Bởi kem chống nắng theo dạng hình tròn sẽ làm bít tắc lỗ chân lông, đóng mảng vào khe nếp nhăn, hoặc tạo vệt trắng trên mặt. Còn nếu mài kem sẽ khiến cho lớp màng chống nắng quả mỏng, ảnh hưởng đến hiệu quả chống nắng.

bôi kem đúng cách

Bôi kem chống nắng đúng cách

Kỹ thuật thoa kem chống nắng chuẩn nhất là nhẹ nhàng tán dàn trải lên mặt. Sau đó, dùng các ngón tay vỗ nhẹ để kem thẩm thấu dần dần vào da.

Để tìm hiểu kỹ thuật bôi kem kỹ hơn bạn nên tham khảo bài viết: https://www.wikihow.com/Apply-Sunscreen

Mặc dù trên thị trường ngày nay có không ít những nhãn hiệu kem chống nắng để chị em tha hồ chọn lựa. Nhưng cần phải sáng suốt khi quyết định sử dụng vì nó rất có thể gây bất lợi đối với làn da của chúng ta nếu không sử dụng đúng cách.

Trên đây là tất tần tật những thông tin về Kem chống nắng dành cho chị em , hy vọng sẽ giúp chị em hiểu thêm về sản phẩm “thần thánh” này. Cũng như có những lựa chọn phù hợp để bảo vệ làn da của mình.

 

Bài viết liên quan:

Giám đốc sáng lập Thương hiệu Dược mỹ phẩm Dr Pluscell - Chuyên gia tư vấn hàng đầu cho Spa - TMV, giải đáp giúp bạn các vấn đề trong điều trị da liễu bằng các sản phẩm Dược mỹ phẩm trên thị trường hiện nay.
Nguyễn Quang Thắng

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.