Những chấm đen ở đỉnh mũi, má gây ra rất nhiều rắc rối cho tất cả chúng ta, không chỉ làm làn da xấu xí mà còn gây mất mỹ quan khi nhìn vào khuôn mặt nữa. Bạn đã bao lần tự hỏi có nên nặn mụn đầu đen hay chưa? Ắt hẳn nhiều người đang rất quan tâm đến câu hỏi này. Vậy hãy xem xem mụn đầu đen nên trị thế nào?
Yếu tố trong và ngoài gây mụn đầu đen
Nhiều người hẳn chưa biết được tại sao da lại xuất hiện các đốm đen dưới lỗ chân lông, phổ biến nhiều tại vùng da quanh mũi và má. Lý do khiến mụn đầu đen xuất hiện do 2 yếu tố đó là sự tác động trong và ngoài da. Cụ thể là:
Mụn đầu đen có tự hết được không?
Tuyến bã nhờn của da hoạt động nhằm giúp da không bị khô, mất nước nhưng đây cũng là lý do khiến các bụi bẩn bám lên da và tích tụ khiến lỗ chân lông bị bít tắc. Sau 1 thời gian ngắn sẽ hình thành nên nhân mụn dưới da. Nhân mụn kết hợp với các chất bẩn khiến sắc tố melanin bị oxy hóa, từ đó dẫn đến mụn biến thành màu đen. Đây là cơ chế mụn đầu đen hình thành và phát triển dưới da
Mụn đầu đen thường xuất hiện tại vùng da nhiều dầu nhất (Vùng chữ T)
2 yếu tố bã nhờn dưới da và bụi bẩn bên ngoài “vô tình” đã hình thành nên tình trạng mụn đầu đen tại phần mũi của chúng ta. Và nếu bạn không loại bỏ sạch mụn và giữ gìn vệ sinh da thì hoàn toàn không bao giờ có thể thoát khỏi kiếp mụn đầu đen trên da.
Có nên nặn mụn không?
Vậy loại bỏ mụn như thế nào? Có nên nặn mụn đầu đen hay không? Chăm sóc da sau khi hết mụn đầu đen là gì?
Xem thêm: Mụn Tuổi dậy thì không hề khó điều trị như bạn nghĩ!
Có nên nặn mụn đầu đen hay không?
Câu trả lời đó là….KHÔNG NÊN. Bạn đừng nghĩ mụn đầu đen giống với mụn cám thông thường mà dùng tay hay bất kì vật dụng gì để nặn mụn. Vì sao không nên nặn mụn đầu đen?
- Nặn mụn sẽ sử dụng lực mạnh tại các đầu ngón tay và móng tay làm tổn thương vùng da xung quanh mụn của bạn, da dễ dàng bị thâm và sưng đỏ.
- Việc nặn mụn sẽ “hỗ trợ” cho quá trình lây lan vi khuẩn sang các vùng da xung quanh. Kết hợp với các vết trầy xước sẽ khiến các da bị nhiễm khuẩn, dễ dàng hình thành mụn bọc.
Nặn mụn đầu đen ở mũi dễ gây biến chứng
Bạn đã có thể phần nào hình dung được câu trả lời cho câu hỏi Có nên nặn mụn đầu đen hay không?
Nặn mụn đầu đen vốn đã không tốt, nếu thực hiện sai cách sẽ khiến mụn biến chứng nhanh hơn. Tác hại của nặn mụn sai cách sẽ như thế nào?
Tác hại của nặn mụn đầu đen sai cách
Hình thành sẹo rỗ, sẹo lõm
Da tại vùng mũi và má mỏng hơn các vùng da khá trên mặt, vậy nên nếu bạn sử dụng những dụng cụ gây tổn thương cho da, cố tình nặn khi mụn còn non hay không đảm bảo vệ sinh dụng cụ nặn sẽ tạo nên sẹo thâm, rỗ và lõm trên da
Mụn đầu đen để lại sẹo lõm mất thẩm mỹ
Ảnh hưởng đến dây thần kinh
Tại bất kỳ chỗ nào trên cơ thể đều có dây thần kinh, đặc biệt là mũi và miệng có nhiều dây thần kinh trung tâm ảnh hưởng rất nhiều đến giác quan của bạn. Nặn mụn gây cảm giác đau đớn và khó chịu khi da bị ép vào để đẩy nhân mụn lên, đồng thời đó là ép lượng dầu ở vùng da quanh mụn đổ ra, tăng khả năng lan vi khuẩn rộng hơn
Gây nhiễm trùng máu
Việc sử dụng các công cụ nặn có đầu nhọn hay móng tay sắc có thể gây ra các vết thương hở . Nếu bạn không khử trùng dụng cụ hay làm sạch tay trước khi nặn, các vi khuẩn dễ dàng thâm nhập vào da, ngấm vào máu gây nhiễm trùng
Biểu hiện của nhiễm trùng máu như sốt, mệt mỏi
Hậu quả của nhiễm trùng máu rất nguy hiểm nếu bị biến chứng nặng hay lây nhiễm các bệnh truyền nhiễm
Xem thêm: Bộ dưỡng da – Bí kíp giúp bạn trở nên xinh đẹp hơn
Không nặn mụn đầu đen có sao không?
Trả lời cho việc có nên nặn mụn đầu đen và rút ra kết luận là không nên. Vậy nếu không nặn mụn đầu đen thì hậu quả sẽ như thế nào cho da?
Mụn đầu đen không nặn thành nốt ruồi vĩnh viễn
Theo nghiên cứu của các bác sĩ da liễu, nếu mụn tồn tại lâu dưới da sẽ dẫn đến nhiều nguy cơ gây hại như tắc lỗ chân lông nặng, mụn biến chứng sưng tấy, viêm mủ, lỗ chân lông mở to,… Chính vì vậy, khi điều trị mụn cần phải nặn mụn sạch, lấy hết toàn bộ chân mụn và làm sạch sâu dưới lỗ chân lông bằng nước hoa hồng. Sau đó chăm sóc bằng các dưỡng chất, kem điều trị và các sản phẩm ấy lúc này mới thật sự phát huy được hiệu quả tốt nhất.
Cách trị mụn đầu đen hiệu quả
Thay đổi cách chăm sóc da hàng ngày
Như đã nói ở trên, mụn đầu đen hình thành nhiều do bã nhờn và chất bẩn, khả năng làm sạch da của bạn còn kém, lỗ chân lông to,…. Tất cả nguyên nhân nằm ở cách chăm sóc da hàng ngày của bạn. Để ngăn chặn mụn đầu đen trở lại sau khi bạn cần giữ vệ sinh da sạch sẽ và thu nhỏ lỗ chân lông. Với cách chăm sóc hợp lý là cách nặn mụn không đau và hiệu quả nhất
Chăm sóc da sạch, khỏe, hạn chế nguy cơ chất bẩn tích tụ gây mụn
Trong quá trình điều trị mụn đầu đen:
- Sử dụng kem tẩy da chết Dr Pluscell 2 lần/tuần, để hỗ trợ tốt hơn cho điều trị mụn, bạn nên sử dụng tẩy da chết hóa học có các thành phần AHA, BHA hỗ trợ đẩy mụn
- Không sử dụng sữa rửa mặt có tính tẩy rửa mạnh hay các hạt massage to gây tổn thương cho da. Sử dụng các loại sữa rửa mặt chuyên dụng trị mụn đầu đen
- Đến spa xông hơi và điều trị mụn đầu đen
- Sử dụng nước hoa hồng để thu nhỏ lỗ chân lông sau khi lấy sạch mụn và ngăn chặn khả năng bụi bẩn bám vào
- Bôi kem dưỡng ẩm, chống lão hóa và thu nhỏ lỗ chân lông
Xông hơi mở lỗ chân lông, dễ dàng lấy nhân mụn khỏi da
Sau khi điều trị mụn đầu đen:
- Tiếp tục các thao tác các bước dưỡng da như trên
- Hạn chế ăn các thực phẩm cay nóng, mặn.
- Bổ sung thêm nhiều rau xanh, trái cây
- Uống nhiều nước để thanh lọc cơ thể và loại bỏ được độc tố trong cơ thể một cách tự nhiên.
- Giữ vệ sinh da luôn sạch, dùng giấy thấm dầu khi lượng dầu đổ nhiều
- Tránh sử dụng nhiều các lớp mỹ phẩm trang điểm gây bí da
Thoa kem dưỡng cấp ẩm, se khít lỗ chân lông mịn màng
Xem thêm: Mặt nạ dưỡng da tự nhiên nào tốt nhất hiện nay?
1 số cách điều trị mụn đầu đen tự nhiên tại nhà
Dùng bột yến mạch
Nếu bạn có làn da nhạy cảm hay muốn an toàn cho da hãy thử ngay công thức mặt nạ yến mạch hoàn toàn an toàn và lành tính cho da dưới đây
Nguyên liệu cần chuẩn bị là:
- 2 thìa bột yến mạch
- 3 thìa sữa chua không đường
- Nước cốt chanh nửa trái
Trị mụn đầu đen cùng chanh và yến mạch sáng da, sạch mụn
Cách thực hiện:
- Trộn đều các nguyên liệu lại với nhau
- Thoa lên vùng da mũi của bạn giữ nguyên trong vòng 10 phút.
- Sau đó rửa sạch lại mặt theo thứ tự nước ấm trước nước lạnh sau.
- Thực hiện cách này 1 lần/tuần
Bột yến mạch không chỉ tốt để điều trị mụn đầu đen mà còn điều trị mụn ẩn hiệu quả. Còn sữa chua sẽ góp phần bổ sung dưỡng chất và độ ẩm cho da đồng thời làm dịu đi các chất acid có trong chanh.
Mụn đầu đen là loại mụn khó có điều trị nhưng nếu bạn nắm được cơ chế hình thành của mụn đầu đen sẽ biết được cách phòng ngừa dễ dàng. Không nhất thiết phải nặn mụn bằng tay dễ gây tổn thương da. Thật sự có nên nặn mụn đầu đen hay không thì qua bài viết này bạn đã tìm được câu trả lời rồi đấy
Mọi thông tin cần thắc mắc vui lòng gọi tới Hotline 1900 6892 để được hỗ trợ
Bài viết liên quan:
- Mụn nang là gì? Nguyên nhân và cách điều trị tự nhiên ngay tại nhà
- Lấm tấm Mụn ẩn dưới da – Học ngay 6 bước chăm, dưỡng điều trị làn da sần sùi đầy mụn!!!
- Mụn trứng cá – Những điều bạn cần biết và cách điều trị hiệu quả
- Mụn đầu trắng là gì? Cách xử lý triệt để mụn đầu trắng
- Trợ Giá Sản Phẩm – Vượt Dịch Covid - 13/05/2021
- Bí quyết duy trì hoạt động kinh doanh spa trong mùa dịch - 31/03/2021
- Ưu Đãi Tưng Bừng – Mừng Ra Mắt Siêu Phẩm Trị Mụn Acne Spot Ampoule - 15/05/2020