Bệnh trứng cá đỏ (Rosacea) – Nguyên nhân và điều trị theo chuyên gia

Bệnh trứng cá đỏ được biết đến là loại mụn cứng đầu, khó trị nhất trong các loại mụn với việc gây đau đớn, viêm nhức khi mắc phải,… Các chuyên gia về da liễu thế giới đã có sự nghiên cứu, tìm hiểu nguyên nhân, bệnh trạng và đưa ra nhiều cách chữa trị khác nhau đối với loại mụn này. Vậy những biện pháp điều trị khi gặp phải mụn này là gì?

Bệnh trứng cá đỏ là gì?

Trứng cá đỏ là tình trạng viêm nhiễm mãn tính, thường ảnh hưởng đến vùng da trung tâm của mặt. Trứng cá đỏ thường khá phổ biến ở phụ nữ tuổi trung niên, ít gặp ở người trẻ tuổi hoặc trẻ em. Tình trạng rối loạn này thường gặp ở người da trắng nhưng vẫn có khả năng xuất hiện ở người Châu Á và người mỹ gốc Phi.

Bệnh nguyên và bệnh sinh của bệnh trứng cá đỏ đến nay vẫn chưa được hiểu biết rõ ràng do không có những hình ảnh mô học tiêu chuẩn và dấu hiệu huyết thanh ( sản phẩm sinh học tồn tại trong máu có nồng độ biểu thị tình trạng sinh lý hoặc bệnh lý) để chuẩn đoán bệnh. Sinh bệnh học của bệnh trứng cá đỏ được cho là do đa yếu tố như các yếu tố tâm lý, nội tiết, dược lý, miễn dịch, nhiễm trùng, nhiệt độ, yếu tố dinh dưỡng ảnh hưởng huyết thanh mang tính thấm thành mạch do viêm và mức độ tổn thương mô.

Các điều trị mụn trứng cá

Bệnh trứng cá đỏ thường gặp ở tuổi trung niên và da trắng phổ biến hơn

Biểu hiện hồng ban của bệnh trứng cá đỏ nổi rõ dưới da do teo trung bì từ nguyên nhân lão hóa quang hóa. Phù tiến triển do tăng lưu lượng máu đến các mao mách dưới da, phù góp phần vào việc hình thành mô xơ và u hạt vùng mũi.

Demodex Folliculorum có liên quan đến cơ chế bệnh sinh của trứng cá đỏ. Trong một số trường hợp, mật độ Demodex tại nang lông ở bệnh nhân trứng cá đỏ cao đột biến so với người bình thường do loại động vật chân khớp này có khả năng khởi phát cơ chế gây viêm, dị ứng, tắc nghẽn nang lông.

ký sinh trùng Demodex

Ký sinh trùng Demodex gây viêm tại các nang lông, hình thành mụn trứng cá đỏ

Helicobater Pylori (HP) là một xoắc khuẩn Gram âm, có khả năng phóng thích đọc tố tế bào như Protein CagA và VacA, lipopolysacharide, yếu tố kích hoạt tiêu cầu, Cytokin như IL-8, IL-1, TNF-alpha,… Những thành phần này gây khởi phát cơ chế viêm niêm mạc dạ dày. Nghiên cứu của A. Szlachcic tiến hành trên 60 đối tượng trong khoảng từ 30-70 tuổi có triệu chứng bệnh trứng cá đỏ nhằm xác định mối tương quan giữa tình trạng nhiễm HP với biểu hiện và diễn biến bệnh trứng cá đỏ (nhóm chứng có biểu hiện khó tiêu như nhóm thử nhưng không có bệnh lý trên da). Kết quả cho thấy tỷ lệ nhiễm  HP ở nhóm thử là 88% so với 65% ở nhóm chứng. Bệnh nhân trứng cá đỏ đặc biệt có tỷ lệ viêm nhiễm ở cả hàng vị và thân vị dạ dày trong khi nhóm chứng chủ yếu chỉ có tình trạng viêm nhiễm ở hang vị.

Tham khảo thêm: Mụn nang là gì? Vì sao mụn nang lại nguy hiểm

Các yếu tố kích ứng gây nên trứng cá đỏ

Thời tiết

  • Phơi nhiễm với ánh nắng mặt trời
  • Nhiệt độ quá nóng hoặc quá lạnh
  • Độ ẩm quá thấp hoặc quá cao
  • Gió mạnh
  • Thay đổi điều kiện thời tiết đột ngột

Yếu tố cảm xúc

  • Giận dữ
  • Lo lắng
  • Ngượng ngùng
  • Stress

Nguyên nhân gây mụn

Các nguyên nhân gây ra bệnh trứng cá đỏ trên da

Các yếu tố liên quan đến nhiệt độ

  • Tắm hơi, tắm nước nóng
  • Làm việc trong môi trường có nhiệt độ cao (nhà bếp, công trường,..)

Các yếu tố liên quan đến thực phẩm

  • Thức uống có cồn (rượu, bia,…)
  • Thức uống nóng (cà phê, socola, trà,…)
  • Thực phẩm cay
  • Giấm
  • Các loại rau như: cà chua, bắp cải, đậu,…
  • Các loại trái cây như: chuối, chanh, bưởi, bơ,…

Điều trị bệnh trứng cá đỏ

Nhiệt độ, thực phẩm, dược phẩm,.. có tác động nhiều đến quá trình hình thành của bệnh

Dược phẩm

  • Thuốc chống trầm cảm
  • Thuốc ức chế hệ Renin-Angiotensin thuốc chẹn kênh Canxi
  • Statin
  • Thuốc giãn mạch, Acid Nicotinic
  • Corticoid dùng ngoài

Mỹ phẩm

  • Mỹ phẩm dành cho da hoặc tóc có chứa cồn, hương thơm va các thành phần gây kích ứng khác.
  • Xà phòng

Điều trị hệ thống với tình trạng ban đỏ nên kết hợp dự phòng với trứng cá đỏ HP. Liệu trình đề nghị như sau: Clarithromycin 250mg (2 lần/ngày) + Metronidazole 400mg (2 lần/ngày), Clarithromycin 500mg (2 lần/ngày) + amoxicillin 1000mg (2 lần/ngày), Metronidazole 400mg (2 lần/ngày) + amoxicillin 500mg (2 lần/ngày). Tại Châu Âu, 1 liệu trình điều trị 7 ngày được kiến nghị trong khi thời gian cần thiết kéo dài điều trị ở Hoa Kỳ là 2 tuần.

Phân loại + Nhận hàng

Về mặt lâm sàng, bệnh trứng cá đổ được phân loại dựa trên mức độ bệnh lý từ ban đỏ, đến viêm nhiễm. Các triệu chứng phổ biến của bệnh trứng cá đỏ bao gồm: Da khô, nhạy cảm, châm chích, nóng rát

  • Thể ban đỏ – giãn mao mạch (Erythemato-teleangectatic): Đỏ bừng và ban đo dai dẳng, thường kèm theo triệu chứng giãn tĩnh mạch dưới da
  • Thể nốt mụn mủ (Papulo-pustular): Ban đỏ dai dẳng vùng da mặt trung tâm kết hợp với viêm nhiễm, nổi nốt sần và mụn mủ
  • Thể phì đại (Phymatous): Da dày bất thường do tăng sản tuyến bã

Biểu hiện của bệnh trứng cá đỏ

Bệnh Rosacea có nhiều tình trạng, dấu hiệu khi bùng phát trên da

Những triệu chứng về mắt: Các triệu chứng tại mắt thường xuất hiện sớm hơn so với các tổn thường da. Bệnh nhân có những triệu chứng sau: Mắt rát, khô châm chích, ngứa, nhạy cảm với ánh sáng, giãn mao mạch quanh mắt, phù nề, chắp mắt.

Các biểu hiện thể u hạt của trứng cá đỏ đặc trưng bởi mụn nhỏ và tổn thương dạng nốt phổ biến ở vùng má và quanh miệng. Bệnh trứng cá đỏ rất ít khi ảnh hưởng đến những vùng da ngoài vùng mặt

Điều trị

Phát hiện và xác định Demodex Folliculorum, Helicobacter Pylori

Chẩn đoán phân biệt

Các tình trạng lâm san tương tự bệnh trứng cá đỏ

  • Mụn trứng cá
  • Viêm da tiết bã
  • Lupus lan tỏa ở mặt
  • Bệnh u hạt

Loại trừ các nguyên nhân gây khởi phát bệnh thông qua cơ chế giãn mạch là ưu tiên hàng đầu. Các loại thuốc có chứa Corticoid chống chỉ định đối với bệnh trứng cá đỏ.

Tham khảo thêm: Mẩn ẩn lấm tấm dưới da – 6 Bước điều trị cực nhanh, hiệu quả

Điều trị trứng cá đỏ thể ban đỏ

Sử dụng kem chống nắng khi ra ngoài

Sử dụng kem chứa Acid Azelatic 15% hoặc 20% 2 lần/ngày

Metronidazole 0,75-1% dạng kem hoặc gel (2 lần/ngày với nồng độ 0,75% và 1 lần/ngày với nồng độ 1%)

Sulfacetamid 10% kem sulfur 5% hoặc lotion 1 lần/ngày ( ít chứa nguy cơ gây kích ứng hơn so với Metronidazole)

Clindamycin 1% dùng ngoài hoặc Erythromycin 2-3% dùng ngoài

điều trị bằng laser

Sử dụng laser đốt cháy vi khuẩn, làm khô nhân mụn bên trong

Acid retinol dùng ngoài được chứng nhận về tác dụng ổn định tính thấm thành mạch ở bệnh nhân mắc trứng cá đổ với liều lượng khuyến định là 0,025%-0,05% mỗi ngày thoa 1 lần

Retinaldehyde 0,05% dạng thoa cho tác dụng tương đối tốt

Vitamin C 5% dạng thoa thường được kê toa trong giai đoạn ban đỏ của bệnh trứng cá đỏ

Liệu pháp laser

Liệu pháp làm lạnh (Cyrotherapy)

Điều trị hệ thống triệu chứng ban đỏ

Điều trị trứng cá đỏ thể nốt mụn mủ

Việc kết hợp các liệu pháp điều trị với sử dụng thuốc đường thoa và đường uống sẽ cho hiệu quả tối ưu

Acid Azelatic 15% dạng gel hoặc 20% dạng kem sử dụng 2 lần/ngày

Metronidazole 0,75%-1% dạng gel hoặc kem, sử dụng 2 lần/ngày với nồng độ 0,75%, 1 lần/ngày với nồng độ 1%)

Metronidazole 400mg 1 lần/ngày rong vòng 20-50 ngày

mụn trứng cá đỏ nặng

Nốt mụn mủ, sần áp dụng cách thoa hoặc uống thuốc điều trị theo liều riêng

Tetracylin đường uống có tác dụng kháng viêm và giảm nhẹ các triệu chứng quá mẫn cảm. Liều đề nghị: Oxytetracylin 250mg (2 lần/ngày), Oxytetracylin 100mg (2 lần/ngày), doxycylin 100mg (2 lần/ngày), doxycylin 400mg (2 lần/ngày). Liệu trình kéo dài trong 20 ngày

Clarithromycin 250-500mg (2 lần/ngày)

Erythromycin 250-500mg (2 lần/ngày) thích hợp với trẻ em

Isotretinoin dưới đường uống được dùng ở thể năng với liều lượng 0,5-1mg/kg/ngày trong 6-28 tuần

Điều trị trứng cá đỏ thể phì đại

Phẫu thuật

Liệu pháp Laser (CO2, Argon, Nd:YAG)

Liệu pháp điều trị lạnh (Cryotherapy)

Thay da hóa học

Thay da với Acid Salicylic, 3-4 tuần/lần là 1 lựa chọn tối ưu đối với bệnh trứng cá đỏ. Acid Salicylic có tính kháng khuẩn, giúp giảm thiểu tình trạng đỏ da.

Đối với tình trạng nổi ban đỏ, bệnh nhân nên được tiến hành thay da với Acid Salicylic nồng độ 15%-25%-30% 3 tuần/lần, thực hiện liên túc 3-4 lần. Giữa các lần điều trị, bệnh nhân được chỉ định Metronidazole 0,75% dạng kem 1 lần/ngày hoặc với acid Salicylic 1-2% dạng kem 1 lần/ngày kết hợp với kem chống nắng

Đối với tình trạng nổi nốt mụn mủ: Bệnh nhân nên được tiến hành thay da với acid salicylic 25-30%, kết hợp điều trị Metronidazole đường uống hoặc kháng sinh điều trị dạng thoa tương tự như với trường hợp ban đỏ.

Thay da sinh học

Thay da sinh học điều trị bệnh trứng cá đỏ mà không gây tổn thương quá nhiều lên da

Acid salicylic thâm sâu hơn ở vùng da bị viêm nhiễm và nhanh chóng làm khô vết mụn mủ trong vòng 1-2 ngày sau khi thay da. Tác dụng này do tính kháng khuẩn, kích thích hoạt động nguyên bào sợi, cải thiện cấu trúc mạch máu dưới da trong bệnh trứng cá đỏ.

Acid Glycolic đôi khi được sử dụng cho bệnh nhân mụn, Tuy nhiên, nghiên cứu của Lê và cộng sự cho thấy việc áp dụng điều trị thay da với acid glycolic nồng độ 30% 2 lần (mỗi lần cách nhau 2 tuần) không có tác dụng cải thiện tình trạng sản xuất nhờn ở bệnh nhân

Các bước tiến hành thay da

Làm sạch da bằng dung dịch nước muối sinh lý

Dùng cọ mềm để thoa đều dung dịch thay da,. Tiến hành trên từng đơn vị giải phẫu của khuôn mặt. Theo thói quen, vùng da trán được thực hiện trước, tiếp theo đến vùng má, cằm và môi trên. Kỹ thuật viên nên sử dụng dung dịch thay da có nồng độ thấp trước để kiểm tra phản ứng trên da

Thoa lặp lại 1-2 lần đối với trứng cá đỏ – Thể ban đỏ và 2-3 lần đối với trứng cá đỏ – thể nốt mụn mủ

trị mụn trứng cá đỏ

Trị mụn trứng cá đỏ bằng phương pháp thay da hàng đầu hiện nay

Các hoạt chất thay da có thể được bào chế dưới dạng gel

Khi đạt điểm dừng lâm sàn có thể trung hóa hay rửa sạch hoặc để nguyên, tùy thuộc bản chất của hoạt chất thay da và độ sâu mong muốn

Thao kem dưỡng ẩm và kem chống nắng cho da

Lưu ý:

Kết quả tốt thể hiện sau 3-6 lần thay da

Acid salicylic 20% khi áp dụng trên 50% diện tích da cơ thể sẽ gây ra tình trạng ngộ độc với những biểu hiện như thở nhanh, ù tai, chóng mặt, đau bụng,…

Chăm sóc sau điều trị

Kem dưỡng ẩm ( 2 lần/ngày) và kem chống nắng có hiệu quả với cả UVA/UVB với SPF tối thiểu là 15

Metronidazole 0,75% thoa ngoài da hoặc acid salicylic 1-2% dùng ngoài.

Điều trị mụn trứng cá đỏ với các toa kê theo từng liệu trình từ các chuyên gia đối với từng tình trạng, loại mụn khác nhau, hỗ trợ kháng khuẩn, kháng viêm, diệt mụn và “hồi sinh” làn da khỏe mạnh trở lại. Nếu bạn đang mắc phải bệnh da liễu này, hãy tham khảo những cách điều trị trên để có thể tìm ra giải pháp tốt nhất cho làn da

Xem thêm:

Giám đốc sáng lập Thương hiệu Dược mỹ phẩm Dr Pluscell - Chuyên gia tư vấn hàng đầu cho Spa - TMV, giải đáp giúp bạn các vấn đề trong điều trị da liễu bằng các sản phẩm Dược mỹ phẩm trên thị trường hiện nay.
Nguyễn Quang Thắng

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *